23 tháng 11, 2011

Trăng với thi nhân Việt Nam


Giới thiệu
"Xưa Lý Bạch vì quá yêu trăng mà nhảy xuống sông ôm lấy bóng trăng dưới nước. Nay các thi nhân cũng coi trăng như tri kỷ, nhiều người muốn hòa tan trong trăng, thậm chí muốn “ăn trăng”, “uống trăng”, “nuốt trăng”, “cắn vỡ trăng”… Xưa, miêu tả thiên nhiên ắt hẳn phải có bóng nguyệt; cùng với các hình ảnh như mặt trời, hoa, tuyết, núi sông…, trăng là biểu tượng của thiên nhiên đẹp và vĩnh cửu, cũng là nơi để gửi gắm tâm tình thế sự. Nay, trăng không chỉ là một hình ảnh mang tính biểu trưng, trăng còn là gì đó rất thực, rất cụ thể, lại cũng có khi rất siêu thực, rất mơ hồ, gắn với những xúc cảm tinh tế nhất trong sâu thẳm tâm hồn người. Nhưng dù là ở thời nào, trăng cũng đi vào trong thi ca như một biểu tượng của cái đẹp.

Nhóm biên soạn cuốn Trăng với thi nhân Việt Nam đã tuyển chọn những bài thơ về trăng dọc theo chiều dài của lịch sử văn học dân tộc bắt đầu từ Lý Thái Tổ và thời Lý...

Cuốn sách được chia thành 5 phần theo từng giai đoạn lịch sử, và thứ tự các bài thơ được sắp xếp theo năm sinh của các tác giả. Âu đó cũng là cách sắp xếp hợp lý, bởi nếu xếp theo các cách khác như trình tự bảng chữ cái tên tác giả, theo chủ đề… thì đều có những bất cập. Do điều kiện không cho phép, nhóm biên soạn chỉ chọn thơ bắt đầu từ thời Lý đến nay, và đối với các tác phẩm “dài hơi” như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc…, cũng chỉ trích một số câu...

Hy vọng việc cuốn sách được xuất bản là món quà đầy ý nghĩa đối với các độc giả yêu thơ, là món quà hữu ích có thể tham khảo trong nhà trường.

Xin trân trọng giới thiệu món quà tinh thần này với bạn đọc."

(Trích lời giới thiệu ThS. Văn học Phạm Quỳnh An - Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.)
Về tác giả