27 tháng 10, 2018

BÀI VIẾT VỀ HAI NHÀ THƠ NGUYỄN DUY YÊN - ĐOÀN KIM VÂN TRONG CUỐN GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU- HỘI NHẬP TOÀN CẦU CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM NXB THANH NIÊN NĂM 2018.
NHÀ THƠ NGUYỄN DUY YÊN - NHÀ THƠ ĐOÀN KIM VÂN
THƠ LÀ TIẾNG NÓI HỒN NHIÊN NHẤT CỦA TÂM HỒN 

Nguyễn Duy Yên - Đoàn Kim Vân là cái tên khá quen thuộc, được báo chí, giới thiệu nghiên cứu phê bình văn học nói nhiều, viết nhiều. Ông, bà là một trong những gương mặt thơ để lại những dấu ấn đặc biệt trên văn đàn thơ ca đương đại, Một gương mặt tho với những sáng tác độc đáo, tạo cho mình một phong cách riêng, với những đóng góp mới,có giá trị cho nền văn học đương đại nước nhà, Nhà văn Nguyễn Đình Thi từng ví von "Thơ hay như một dòng sông, tắm mãi mà không hết nước.Đọc những bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân, tôi cũng có cảm giác như vậy. Đó là suối nguồn tươi mát, làm lắng dịu những khô khát trong tâm hồn người đọc, giụp họ tẩy rửa những bụi bậm đời thường, đặng qua đó đủ sức tiếp tục cuộc hành trình hướng về thế giới của CHÂN - THIỆN- MỸ.

Nhà thơ Nguyễn Duy Yên sinh năm 1931 trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi,.huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô Úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc Kỳ. Ông ngoại là danh nhân văn hóa Phan Kế Bính. Cha là nhà giáo thời Pháp thuộc, sua Cách mạng tháng 8 năm 1945, cha ông hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng san Việt Nam. sau đó tếp tục dạy học  cho tới năm 1960 thì nghỉ hưu/ Mẹ ông là con gái thứ ba nhà văn hóa Phan Kế Bính.
 Năm 1949, tốt nghiệp trung học(chương trình Pháp) xong,ông nghe theo tiếng gọi của tổ quốc gia nhập quân đội, là học viên trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (Khóa 5). Sau khi ra trường ông được phân công giữ nhiệm vụ trưởng đài ///////vô tuyến điện E102, F308. Đên năm 1957 ông chuyển ngành về bộ Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viên Thủy lợi khóa (1959-1963), ông công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà nội cho tới ngày về hưu.Trong thời gian ở quân ngũ, ông được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, trong đó có huân chương chiến thắng hạng hai, huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất.
  Người bạn đời của ông. nhà thơ Đoàn Kim Vân sinh năm 1938 cùng quê với ông. cha bà cũng là nhà giáo, cụ gia nhập tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa tháng 8-1945. Năm 1946 cụ tham gia trận đánh với Pháp và hy sinh. Nhà thơ Đoàn Kim Vân học hết thành chung năm thứ nhất, tham gia kháng chiến tại quê nhà, Năm 1959 bà về công tác tại Vụ Bảo tồn-Bảo tàng (Bộ Văn hóa), rồi qua Hội Đông Y Việt nam. Trong suốt quá trình công tác của mình, nhà thơ Đoàn Kim Vân đã được tặng thưởng huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Hai, và nhiều bằng khen của Hội Đông Y Việt Nam.
Hiện nay vợ chồng bà đều là Hôi viên Hội Nhà Văn Hà Nội.
Người phụ nữ - Doanh nhân thành đạt
Năm 1982, sau khi về hưu, bà sáng lập HTX Mỹ Hà, nói sao hết khó khăn buổi đầu thành lập. Người phụ nữ đôn hậu , giàu tâm huyết và nghị lực ấy lại được người chồng thân yêu từng là sỹ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn năm xưa động viên, đã lặn lội vào Nam ra Bắc, tìm về cội nguồn,đến những làng nghề nổi tiếng còn lại một, hai nghệ nhân đang truyền nghề cho con cháu, tập hợp và chọn lựa nhiều kíp thợ : Chạm Đồng Kỵ(Bắc Ninh), khảm Phú Xuyên-(Hà nội) và hàng trăm lao động bắt tay vào chế tác, tìm được nguồn nguyên liệu gỗ đã khó, mà xuất khẩu chưa mở được lối đi, bà lấy ngắn nuôi dài, tiêu thụ hàng trong nội địa.Và rồi cơ chế mở cửa như làn gió mới làm bừng lên cung cách làm ăn năng động,chất lượng. hiệu quả của bà. Bà mạnh dạn cùng các nghệ nhân cải tiến mẫu mã, giá cả hợp lý, giữ được niềm tin và uy tín, HTX Mỹ Hà đã ký được nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp, khách sạn,Đại Sứ quán. Hàng của HTX có mặt khắp châu lục. Với những gì đã đạt được HTX Mỹ Hà đã vinh dự đạt 4 huy chưng vàng và Bạc tại các Hội Triển lãm Mỹ nghệ toàn quốc, và hiện nay kế tục sự nghiệp của HTX Mỹ Hà là Công ty đồ gỗ Mỹ Hà lớn mạnh và đang trên đà phát triển, đã xây dựng được nhà máy rộng 03 ha ở Phú Xuyên (Hà nội).
Suối nguồn chảy mãi trong thơ Nguyễn Duy Yên- Đoàn Kim Vân.
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng một người đã theo đuổi nghiệp kinh doanh, bị cuốn theo guồng máy kinh tế thị trường thì đâu còn thời gian, tâm trí cho sự nghiệp văn thơ? Nhưng bà nói : THơ giúp tôi lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc. Những lúc tưởng chừng công việc kinh doanh đi vào bế tắc, không lối thoát thì tôi tìm đến thơ như tìm sự giải tỏa. Và cứ thế mặc dù bận rộn với công việc xây dựng thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ Mỹ Hà và đôi lúc bà vẫn dành cho mình những khoảng lặng hiếm hoi để có thể theo đuổi niềm ham mê của riêng mình.Đến bây giờ công việc kinh doanh đã ổn định, con cái cũng kế nghiệp được nghề truyền thống thì quỹ thời gian của bà dành cho thơ chiếm phần nhiều.Đặc biệt bên cạnh bà có một người bạn đời ,đàm đạo, chỉnh sửa cho thêm phần trau chuốt. Như đền đáp lòng đam mê thơ của bà,đến nay hai vợ chồng bà đã xuất bản nhiều tập thơ lấy tên chung NGuyễn Duy Yên- Đoàn Kim Vân như : Tieengd lòng (Nxb Văn Hóa- Thông tin năm 1997), Dặm đời (Nxb Văn học năm 2000),Chân trời mới ( Nxb Văn học năm 2003), Biển đời (Nxb Văn học năm 20008), Tuyển tập thơ ( Nxb Văn học năm 2010), Trăng với Thi nhân biên tập (NXB Văn học năm 2010),Nợ bút nghiên, biên tập (Nxb Văn học năm 2012). tập nhạc Xuân với Tôi , tập nhạc phổ thơ Duy Yên-Kim Vân, (NXB Âm nhạc năm 2014). Điều thú vị là phần lớn những bài thơ của ông, bà đã được các nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc, phát trên đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà nội và đài TVI, TV4. có nhiều ca khúc hay được khán thính giả yêu thích, đón nhận. Đặc biệt ông, bà đã vinh dự được Tổ chức Việt nan xác lập kỷ lục" Cặp vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất ngày 28/8/2015"   .
Bên cạnh đó, có nhiều bài ở những tập thơ trên đã được in trên báo và tạp chí trong nước. Riêng nhà thơ Duy Yên có in riêng gồm : Mênh mang xuân, Một thoáng hương xưa,Muôn nẻo đường thơ( Nxb Văn học năm 2012). Còn nhà thơ Kim Vân cũng có in riêng gồm : Ngược dòng thời gian. Mùa hoa Nhãn, Lăng kính thơ (Nxb Hội Nhà Văn năm 2014). Cũng đặc biệt trong năm 2017 nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân đã cho ra mắt độc giả tập thoe 5000 cau Lục Bát mang tên "Dấu ấn một thời" ghi lại dấu ấn nỗ lực của hai vợ chồng trong thể thơ Lục Bát truyền thống và muốn chứng minh sức sống trường tồn của thơ Lục Bát qua mọi thời đại.
 Đọc thơ của ông bà ta thấy cả một bức tranh nhiều gam màu. Đó là tình yêu là thiên nhiên, vạn vật và lời tâm sự,là trải nghiệm của cuộc đời. Mỗi bài thơ viết lên từ cảm xúc sâu lắng, ngôn từ mộc mạc,giản dị song giọng thơ vẫn ngọt ngào, mượt mà.Bao nhiêu bài thơ là bấy nhiêu cung bậc cảm xúc của một con người đã đi qua những thăng trầm của cuộc đời và giờ đây đang sống những ngày bình yên của tuổi già.Có thể nói rằng cả ông và bà đã đi bước dài trong sáng tác, đó là độ chín của lối viết,nhuần nhuyễn. trau chuốt về câu tứ,bản năng thơ được bộc lộ tự nhiên, đi sâu vào tâm tư,tình cản và các hiện tượng của xã hội.


Thời gian vẫn trôi và "Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" nhưng những gì cuộc đời ông, bà đã đi qua mãi đọng lại trong những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng. Và giờ đây cả ông và bà vẫn nồng nhiệt như cái thưở xuân xanh. Đọc thơ ông bà lòng ta như lắng lại và say mê với những dư vị của hương đời , cùng với cung bậc cảm xúc của tác giả Nguyễn Duy Yên- Đoàn Kim Vân. Khi được hỏi những dự định sắp tới, ông,bà cho biết sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để cho ra đời những tập thơ Lục Bát.
Xin chúc cho ông , bà sống trọn vẹn với đam mê của mình và luôn thành công tỏa sáng.

                                                                    LH UNESCO VIỆT NAM