15 tháng 3, 2018



                                Hai nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân với Kỷ lục
                     "Đôi vợ chồng đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ phổ nhạc nhiều nhất"

                                                                                                  NGUYỄN TÙNG LINH

                                            ( Bài đăng bào NGƯỜI HÀ NỘI số Tết MẬU TUẤT- 02-2018)

   Hai nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân đã có hơn 200 bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc trong đó có nhiều tác phẩm được thu hình, thu thanh và phát sóng, truyền thanh và truyền hình trong cả nước. Hơn một nửa tác phẩm đã được phổ nhạc trên đã được tập hợp và xuất bản với tiêu đề " XUÂN VỚI TÔI" do Nhà xuất bản Âm nhạc VN ấn hành.
  Tên tuổi của hai nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân đã trở nên quen thuộc trong công chúng yêu nghệ thuật ở Thủ đô.Để có thơ phổ nhạc, trước hêt phải có thơ hay. Trên 50 năm gắn bó với thơ hai nhà thơ đã sáng tác trên 1.000 thi phẩm, có nhiều bài được in trên các báo, Tap. chí ở Trung ương và địa phương.Nhà thơ Nguyễn Duy Yên đã có các tập thơ in riêng như "Mênh mang xuân", "Một thoáng hương xưa", "Muôn nẻo đường thơ". Nhà thơ Đoàn Kim Vân cũng đã in các tập" "Ngược dòng thời gian"  "Mùa hoa nhãn" "Lăng kính thơ". Đặc biệt hai nhà thơ đã có nhiều thơ xuất bản chung trong các tập "Tiếng lòng"(Nxb Văn hóa- Thông tin), "Dặm đời" (Nxb Văn học 2003),"Chân trời mới", Biển đời Nxb Văn bọc 2008)," Tuyển thơ" (NXB Văn học 2010). Cả hai cũng đã biên soạn các tập thơ"Trăng với thi nhân" (Nxb Văn học 2010).Nhà thơ Nguyễn Duy Yên sinh năm 1931 trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, ông ngoại là danh nhân văn hóa Phan Kế Bính, cha là nhà giáo. Năm 1949 nhà thơ tốt nghiệp Trung học, gia nhập quân đôi là học viên trường Lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 5. Năm 1959 ông theo học ở Học viện Thủy lợi, ra trường về công tác tại Bộ Thủy lợi sau chuyển về sở Thủy lợi Hà nội và ở đó khi đủ tuổi thì về hưu. Người bạn đời của ông, nhà thơ Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 cùng quê với ông, cha bà cũng là nhà giáo,ông gia nhập tự vệ địa phương, tham gia khởi nghĩa cách mạng tháng tám năm1945. Năm 1946 ông tham gia trận đánh với Pháp và hy sinh , nhà thơ Đoàn Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, tham gia kháng chiến tại quê nhà.
Năm 1959 bà  công tác ở Vụ Bảo tồn-Bảo tàng (Bộ Văn Hóa) sau đó chuyển sang công tác tại Trung ương Hội Đông y  VN., công tác ở đó cho tới tuổi đước về hưu.
  Thật là duyên kỳ ngộ, cả hai ông bà đều yêu thích thơ ca khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Cả hai đã bắt đầu làm thơ và  có một số bài thơ được bạn bè truyền tay ưa thích. Có phải chăng chính thơ ca đã khiến hai trái tim đồng điệu ấy đến với nhau. Sau ngày nên vợ nên chồng, ông bà  bận rộn công tác và nuôi dưỡng con cái, việc thơ ca tạm gác lại. Cho đến những năm cuối thế kỷ trước, khi các con đã khôn lớn trưởng thành, ông bà có thời gian nhiều hơn cho thơ, hai người động viên nhau sáng tác và tập hợp những bài thơ đã viết rải rác trước đó xuất bản thành các tập thơ.
  Những sáng tác thơ của hai nhà thơ đã được công chúng đón nhận. Các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng cũng có nhiều nhận xét, đánh giá về phẩm chất thơ của ông bà.. Nhà thơ Bằng Việt, chủ tịch Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Hà nội đã viết về nhà thơ Nguyễn Duy Yên "Một tiếng thơ tuy có vẻ còn thầm lặng nhưng lại có một phẩm chất cần thiết cho thơ hôm nay, đó là sự tỉnh táo trong vẻ cao ngạo, và sự cao ngạo ẩn mình trong các suy nghĩ tỉnh táo". Nhận xét 201 bài thơ Tứ tuyệt của nhà thơ Đoàn Kim Vân, nhà thơ Bùi Việt My Tổng biên tập báo Người Hà nội đã viết "Đoàn Kim Vân đã có bước tiến dài trong sáng tác, đó là độ chín về lối viết , nhuần nhuyễn, trau chuốt về cấu tứ, bản thân thơ được bộc lộ tự nhiên đi sâu vào tâm tư tình cảm qua hiện tượng của xã hội.."
  Ghi nhận những đóng góp của hai tác giả Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân, Hộ Nhà Văn Hà nội đã kết nạp hai nhà thơ  là hội viên của Hội.
  Thơ ca là cái gốc của âm nhạc, và âm nhạc lại chắp cánh cho thơ ca. Tho của ông bà được rất nhiều nhạc sĩ phổ nhạc là điều không có gì ngạc nhiên. Bên cạnh 110 bài thơ được phổ nhạc tuyển chọn trong tâp" Xuân với Tôi" ông bà đã có nhiều bài thu trong đĩa VCD, CD như "Đường chiều"Nxb Âm nhạc VN- 1997 "Hai sắc hoa Ti gôn" Nxb Âm nhạc Hà nội - 2007, nhiều bài đã phát sóng trên đài truyền hình VN và truyền hình Hà nội., ông bà đã nhận được Kỷ lục VN "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ phổ nhạc nhiều nhất" chính là kết quả của tình yêu với thơ ca, với âm nhạc, bền bỉ cùng năm tháng  của hai nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân.